Tăng huyết áp ảnh hưởng như thế nào đến não bộ?

Tăng huyết áp (Cao huyết áp) là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp và gây nhiều hậu quả khôn lường. Tuy nhiên, tình trạng này hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Hãy cùng Ngày Đầu Tiên tìm hiểu những tác động xấu của Tăng huyết áp lên cơ thể trong bài viết sau đây nhé.



Những tác động xấu của Tăng huyết áp lên não bộ
 
1. Tăng huyết áp là như thế nào?

1.1 Huyết áp là gì?

Huyết áp là lực của máu đẩy vào thành mạch máu. Lực tác động này cũng gần giống như áp lực của không khí trong lốp xe hoặc dòng nước trong vòi nước (áp suất không khí quá cao có thể làm hỏng lốp xe, hoặc quá nhiều nước đẩy qua vòi có thể làm hỏng vòi). Tương tự, huyết áp cao có thể làm tổn thương thành mạch và dẫn đến các tình trạng đe dọa tính mạng như đột quỵ..

1.2 Khi nào thì tăng huyết áp?

Huyết áp được thể hiện qua 2 chỉ số: huyết áp tâm trương và huyết áp tâm thu. Trong đó huyết áp tâm thu là áp lực của máu lên thành mạch trong lúc tim co bóp, và huyết áp tâm trương là chỉ số lúc tim dãn ra. Huyết áp cao hay còn gọi là tăng huyết áp là khi huyết áp tâm thu từ 140mmHg trở lên, và/hoặc huyết áp tâm trương từ 90mmHg trở lên. Thời điểm đo là khi nghỉ ngơi, không hoạt động mạnh.

Tin liên quan:


Huyết áp cao làm tác động tiêu cực đến cuộc sống hàng ngày
 

Huyết áp cao (Tăng huyết áp) có thể âm thầm hủy hoại cơ thể bạn trong nhiều năm trước khi các triệu chứng phát triển. Huyết áp cao không được kiểm soát có thể dẫn đến tàn tật, chất lượng cuộc sống kém, hoặc thậm chí gây ra cơn đau tim hoặc đột quỵ gây tử vong.

Việc điều trị và thay đổi lối sống có thể giúp kiểm soát huyết áp để giảm nguy cơ biến chứng đe dọa tính mạng.

2. Tác động xấu của Tăng huyết áp lên não bộ

Sự tổn thương thành mạch do Tăng huyết áp khiến khả năng cung cấp máu nuôi não bộ bị suy giảm. Hậu quả có thể tùy thuộc vào mức độ, thời gian thiếu máu nuôi bao gồm:

  • Cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA): Đây là tình trạng máu nuôi não bị gián đoạn tạm thời trong thời gian ngắn. Động mạch xơ vữa hoặc cục máu đông có thể gây ra TIA. TIA thường chưa gây hậu quả nguy hiểm trực tiếp, nhưng sẽ cảnh báo nguy cơ đột quỵ sau đó.


Hình ảnh mảng xơ vữa trong thành mạch máu não


  • Đột quỵ: Đột quỵ xảy ra khi một phần não bị thiếu oxy và chất dinh dưỡng, khiến các tế bào não bị chết. Các mạch máu bị tổn thương do Tăng huyết áp (Cao huyết áp) có thể thu hẹp, vỡ hoặc rò rỉ. Tăng huyết áp cũng có thể gây ra các cục máu đông hình thành trong các mạch máu não, ngăn chặn lưu lượng máu và có khả năng gây đột quỵ.
  • Chứng mất trí nhớ: Các động mạch bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn có thể hạn chế lưu lượng máu đến não, dẫn đến mất trí nhớ. Đột quỵ làm gián đoạn lưu lượng máu lên não cũng có thể gây ra chứng sa sút trí tuệ do thiếu máu nuôi.
  • Suy giảm nhận thức mức độ nhẹ: Các nghiên cứu cho thấy huyết áp cao có thể dẫn đến suy giảm nhận thức nhẹ. (1)
3. Tác động xấu của tăng huyết áp (cao huyết áp) lên cơ thể

3.1. Trên tim mạch

Trên mạch máu:

Bình thường, hệ động mạch trong cơ thể có tính đàn hồi. Lòng mạch máu trơn nhẵn để máu lưu thông tự do, cung cấp cho các cơ quan và mô quan trọng chất dinh dưỡng và oxy.

Tăng huyết áp làm tăng dần áp lực của máu chảy qua thành mạch gây ra những hậu quả sau:

  • Động mạch bị tổn thương và thu hẹp: Huyết áp cao có thể làm hỏng các tế bào của lớp lót bên trong thành mạch. Tổn thương này tạo điều kiện cho chất béo tích tụ thành các mảng xơ vữa trên thành mạch. Cuối cùng, thành động mạch sẽ trở nên kém đàn hồi hơn, hạn chế lưu lượng máu đi khắp cơ thể.
  • Phình mạch: Theo thời gian, áp lực liên tục của máu di chuyển qua động mạch bị suy yếu có thể tạo thành một chỗ phình (chứng phình động mạch). Phình mạch có thể bị vỡ, gây chảy máu trong và đe dọa tính mạng. Phình mạch có thể hình thành ở bất kỳ động mạch nào, nhưng phổ biến nhất ở động mạch lớn nhất của cơ thể là động mạch chủ. (2)


Phình mạch cơ thể bị vỡ, gây chảy máu trong và đe dọa tính mạng
 

* Trên tim:

Huyết áp cao có thể gây ra nhiều vấn đề cho tim như:

  • Bệnh động mạch vành: Các động mạch bị thu hẹp và tổn thương do huyết áp cao gặp khó khăn trong việc cung cấp máu cho tim. Khi máu không thể lưu thông tự do đến tim sẽ gây ra các tình trạng đau ngực (đau thắt ngực), nhịp tim bất thường (loạn nhịp tim) hoặc đau tim.
  • Giãn buồng tim trái (tâm thất trái): Huyết áp cao khiến tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đến phần còn lại của cơ thể. Điều này khiến một phần của tim (tâm thất trái) dày lên. Tâm thất trái dày lên làm tăng nguy cơ đau tim, suy tim và đột tử do tim.
  • Suy tim: Theo thời gian, áp lực lớn kéo dài lên tim do huyết áp cao có thể khiến cơ tim yếu đi và hoạt động kém hiệu quả hơn. Cuối cùng, trái tim quá tải của bạn bắt đầu suy sụp. (2)

3.2. Trên thận

Thận lọc các chất độc hại và dư thừa từ máu – một quá trình đòi hỏi các mạch máu khỏe mạnh. Huyết áp cao có thể làm hỏng các mạch máu nuôi thận cũng như các mạch máu qua thận làm nhiệm vụ lọc. Đái tháo đường cũng là một tình trạng thường làm trầm trọng thêm các tổn thương trên thận bên cạnh Tăng huyết áp.

Các vấn đề về thận do Tăng huyết áp gây ra bao gồm:

  • Sẹo thận (xơ cứng cầu thận): Loại tổn thương thận này xảy ra khi các mạch máu nhỏ bên trong thận bị xơ cứng, mất tính đàn hồi và không thể lọc chất lỏng và chất thải từ máu một cách hiệu quả. Bệnh xơ cứng cầu thận có thể dẫn đến suy thận.
  • Suy thận: Tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của suy thận. Sự xơ cứng mạch máu thận khiến sức lọc của thận ngày càng giảm. Hậu quả là các chất độc hại trong cơ thể tích tụ ngày càng nhiều. Kết quả xấu nhất là bệnh nhân phải tiến hành lọc máu thay thế chức năng thận hoặc ghép thận. (1)

3.3. Trên mắt

Huyết áp cao có thể làm hỏng các mạch máu nhỏ, mỏng cung cấp máu cho mắt của bạn, gây ra:

  • Tổn thương võng mạc (bệnh võng mạc): Tổn thương mô nhạy cảm với ánh sáng ở phía sau mắt (võng mạc) có thể dẫn đến chảy máu trong mắt, mờ mắt và mất thị lực hoàn toàn. Đái tháo đường kèm Tăng huyết áp khiến nguy cơ tổn thương võng mạc tăng cao.


Tăng huyết áp có thể làm hỏng mạch máu nhỏ, gây bệnh võng mạc


  • Tổn thương dây thần kinh (bệnh thần kinh thị giác): Lưu lượng máu bị tắc nghẽn có thể làm hỏng dây thần kinh thị giác, dẫn đến chảy máu trong mắt hoặc mất thị lực. (1)
3.4 Trên thai kỳ

Các biến chứng do Tăng huyết áp trong thai kỳ cho mẹ và trẻ sơ sinh có thể bao gồm:

  • Đối với người mẹ: tiền sản giật, sản giật, đột quỵ và nhau bong non (bánh nhau tách khỏi thành tử cung).
  • Đối với em bé: sinh non (sinh trước 37 tuần của thai kỳ) và nhẹ cân. (3)

Những thông tin trên hy vọng có thể giúp bạn hiểu hơn về mức độ nguy hiểm của Tăng huyết áp đối với không chỉ riêng não bộ, mà còn với sức khỏe tổng thể nói chung. Vì thế, bạn hãy tăng cường kiểm soát Tăng huyết áp và theo dõi Ngày Đầu Tiên để đảm bảo an toàn sức khỏe nhé.

Nguồn tham khảo:

Mayoclinic, “High blood pressure dangers: Hypertension’s effects on your body”

WebMD, “Effects of High Blood Pressure on Your Body”

CDC, “High Blood Pressure During Pregnancy”

Nguồn bài viết: https://phapluatnhadat.com.vn/tang-huyet-ap-anh-huong-nhu-the-nao-den-nao-bo.html 

Xem thêm bài viết:

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn