Tăng huyết áp – Các món ăn dành cho người Tăng huyết áp (Cao huyết áp)

Tăng huyết áp (THA) là một bệnh mạn tính hết sức nguy hiểm vì tỉ lệ mắc bệnh cao, không có triệu chứng rõ rệt và kèm theo là các nguy cơ bệnh lý tim mạch, bệnh lý thận và các bệnh lý khác [1], [2],[3]. Trong bài viết này, hãy cùng Ngày Đầu Tiên tìm hiểu về Tăng huyết áp và các món ăn cho người cao huyết áp.



Tăng huyết áp là gì?

1. Khái niệm về bệnh Tăng Huyết Áp

Tăng huyết áp được định nghĩa là khi huyết áp tâm thu (HATT) ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương (HATTr) ≥ 90 mmHg hoặc khi đang được điều trị bằng một thuốc hạ huyết áp.

Ngưỡng huyết áp 140/90 mmHg được sử dụng chẩn đoán tăng huyết áp từ nhiều năm nay.

Tháng 11 năm 2017, Trường môn Tim mạch Hoa Kỳ (ACC/AHA) đã đưa ra khuyến cáo mới về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp, trong đó ngưỡng chẩn đoán tăng huyết áp mới là 130/80 mmHg [4].

Mới đây nhất, tháng 8 năm 2018, hội Tim mạch châu Âu (ESC/ESH) đã đưa ra cập nhật khuyến cáo mớivề tăng huyết áp, trong đó vẫn giữ ngưỡng 140/90 mmHg để chẩn đoán tăng huyết áp [5].

Hiện nay, Bộ Y tế Việt Nam và Hội Tim mạch học Việt Nam vẫn sử dụng ngưỡng chẩn đoán 140/90 mmHg để chẩn đoán tăng huyết áp.

2. Xu hướng Tăng Huyết Áp tại Việt Nam

Theo Hội tim mạch học Việt Nam, năm 2016, khoảng 48% người Việt Nam mắc bệnh tăng huyết áp (cao huyết áp).

Đáng lo ngại, tăng huyết áp (cao huyết áp) là bệnh dễ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm và là nguyên nhân khiến 7 triệu người trên Thế giới tử vong mỗi năm.(1)

Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tăng huyết áp (cao huyết áp) trong cộng đồng như: tuổi cao, hút thuốc lá, uống nhiều rượu/bia, khẩu phần ăn không hợp lý (ăn mặn, ăn nhiều chất béo), ít hoạt động thể lực, béo phì, căng thẳng trong cuộc sống, rối loạn lipid máu, tiểu đường, tiền sử gia đình có người bị tăng huyết áp (cao huyết áp)…



Dinh dưỡng cho bệnh nhân Tăng huyết áp.

Phần lớn những yếu tố nguy cơ này có thể kiểm soát được khi người dân có hiểu biết đúng và biết được cách phòng tránh.

Nếu có một chế độ dinh dưỡng tốt, người bị bệnh tăng huyết áp (cao huyết áp) hoàn toàn có thể kiểm soát căn bệnh này, đảm bảo sức khoẻ tốt, không ảnh hưởng nhiều đến tuổi thọ và chất lượng cuộc sống sau này.

Vì vậy, chế độ dinh dưỡng cần được người bị bệnh lưu tâm hàng đầu

3. Dinh dưỡng cho bệnh nhân Tăng huyết áp

Ngoài việc dùng thuốc kiểm soát huyết áp hàng ngày thì chế độ dinh dưỡng và tập luyện hàng ngày là cách tốt nhất giúp bạn giảm huyết áp.

Vì vậy, trong khẩu phần ăn bạn nên giảm các loại thực phẩm chứa chất béo, natri, và hạn chế uống các đồ uống có cồn như rượu, bia.



3.1. Thực phẩm người bệnh tăng huyết áp nên dùng

  • Các loại mỳ, ngô, khoai, sắn, bún, phở…
  • Khoai củ và sản phẩm chế biến sẵn.
  • Ăn đa dạng các loại thịt, cá, tôm, cua, đậu phụ…(đặc biệt là cá: ăn cá ít nhất 3 lần/tuần, chọn cá da trơn).
  • Dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu lạc, dầu vừng… – Rau xanh, quả chín: ăn đa dạng các loại rau lá.




3.2. Thực phẩm hạn chế dùng

  • Đồ ăn nhanh như các hoạt Hamburger, pizza… Không nên ăn quá 1 lần/tuần
  • Người bị tăng huyết áp (cao huyết áp) cũng cần hạn chế ăn phủ tạng và mỡ động vật.

3.3. Thực phẩm không nên dùng

Ngoài ra, người bị tăng huyết áp (cao huyết áp) không nên ăn các món muối chua như dưa muối, cà muối, hành muối, kim chi… Đây cũng là các món ăn không tốt cho người cao huyết áp vì các món muối chua chứa hàm lượng natri cao.



Không nên sử dụng mì chính, bột nêm trong quá trình chế biến các món ăn.

3.4. Chế biến món ăn

Người bị tăng huyết áp (cao huyết áp) nên chế biến món ăn nhạt tới mức có thể chấp nhận được và giảm dần lượng muối tới mục tiêu < 6g/ngày.

Có thể thay thế 1g muối = 1 thìa cà phê nước mắm.

4. Thực đơn mẫu cho bệnh nhân Tăng huyết áp ( Cao huyết áp)

Năng lượng cung cấp E= 1600kcal/ngày

Thực đơn                                           Tương đương


Bữa sáng: Phở bò
 

– Bánh phở 180g 

– Thịt bò 20g                                        5 miếng/lát nhỏ

– Nước xương 

– Rau thơm 

Bữa trưa: Cơm, chả lá lốt, thịt băm, rau cải luộc, bưởi. 

– Gạo 110g                                          2 chén cơm nhỏ

– Chả lá lốt 30g                                    3 miếng

– Thịt nạc vai 30g                                  2 thìa

– Bắp cải 100g 

– Bưởi 100g                                         2 múi

– Dầu ăn 5ml                                        1 thìa cafe 5ml

Bữa tối: Cơm, cá kho, đậu phụ luộc, rau muống luộc, roi. 

– Gạo 110g                                           2 chén cơm nhỏ

– Cá trôi 80g                                         ½ khúc

– Đâu phụ/đậu hũ 40g                            2/3 miếng

– Rau muống 100g 

– Roi/Mận 100g                                     3 quả

– Dầu ăn 10ml                                       2 thìa cafe 5ml

Tài liệu tham khảo

  • He J, Whelton PK. (1997). Epidemiology and prevention of hypertension. Medical Clinics of North America. 81, 1077–1097.
  • Whelton PK. (1994). Epidemiology of hypertension. The Lancet. 344, 101–106.
  • Kearney PM, Whelton M, Reynolds K, et al. (2005). Global burden of hypertension: analysis of worldwide data. The Lancet. 365, 217-223.

Nguồn bài viết: https://muasamngay.com/tang-huyet-ap-cac-mon-an-danh-cho-nguoi-tang-huyet-ap-cao-huyet-ap.html

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn