Tiểu đường hay đái tháo đường, là một bệnh mạn tính ngày càng phổ biến hiện nay. Bệnh này có biểu hiện đặc trưng là lượng đường trong máu luôn cao hơn mức bình thường do cơ thể bị thiếu hụt insulin, dẫn đến rối loạn chuyển hóa lượng đường trong máu. Hậu quả dẫn đến lượng đường (glucose) trong máu tăng cao, vượt mức cho phép của thận, nước tiểu có lượng đường cao và gây biến chứng mạch máu nghiêm trọng.
Chỉ số đường huyết là nồng độ glucose có trong máu. Đây là một loại đường đơn. Nồng độ glucose trong máu thay đổi liên tục, dựa vào đường huyết để đánh giá bệnh đái tháo đường. Đây là chỉ số quan trọng. Chỉ số đường huyết được đo bằng mg/dL hoặc mmol/L.
1. Chỉ số đường huyết là gì?
Chỉ số đường huyết (GI) là chỉ số phản ánh tốc độ gia tăng đường huyết khi cơ thể hấp thụ những thức ăn như cơm, bánh ngọt, bánh mỳ,...
Chỉ số đường huyết được chia thành 4 loại gồm:
- Chỉ số đường huyết lúc đói
- Chỉ số đường huyết lúc ăn
- Chỉ số đường huyết sau ăn
- HbA1C.
2. Giá trị an toàn của chỉ số đường huyết
Xét nghiệm chỉ số HbA1C giúp đánh giá tình trạng đường máu
Đối với những đối tượng bị tiểu đường và điều trị theo thuốc thì giá trị an toàn của chỉ số đường huyết là:
- Chỉ số đường huyết ngẫu nhiên nhỏ hơn 180 mg/dL ( 10 mmol/l)
- Chỉ số đường huyết lúc đói từ 80-130 mg/dL ( nhỏ hơn 7 mmol/dL)
- Chỉ số đường huyết sau bữa ăn bé hơn 180 mg/dL (10 mmol/dL)
- Giá trị HbA1C < 7%
Với người bình thường, chỉ số đường huyết có giá trị an toàn sẽ nằm trong ngưỡng sau:
- Chỉ số đường huyết ngẫu nhiên nhỏ hơn 140 mg/dL (7,8 mmol/l)
- Chỉ số đường huyết lúc đói nhỏ hơn 100 mg/dL ( < 5,6 mmol/l)
- Chỉ số đường huyết sau bữa ăn nhỏ hơn 140 mg/dL ( 7,8 mmol/l)
- Giá trị HbA1C < 5,7%
Để xác định được bạn có bị tiểu đường hay không thì điều cần thiết là phải làm nghiệm pháp tăng đường huyết hoặc xét nghiệm chỉ số HbA1C. Chỉ số đường huyết nhằm giúp người bị tiểu đường kiểm soát đường huyết mà không phụ thuộc vào lúc no hay đói. Chỉ số HbA1C bình thường sẽ nằm trong ngưỡng từ 5,4-6,2%, trên 7% nghĩa là có tiểu đường. Chỉ số đường huyết của bạn tăng 30mg khi chỉ số này tăng 1%.
Dựa vào chỉ số đường huyết, chúng ta có thể xác định được người bệnh đang ở mức bình thường hay tiền đái tháo đường, hay đái tháo đường. Nếu phát hiện tình trạng bệnh sớm, người bệnh sẽ không cần điều trị bằng thuốc mà thay vào đó có thể thay đổi chế độ ăn uống, luyện tập thể dục, vận động phù hợp.
3.Dấu hiệu nhận biết sớm đái tháo đường:
Giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường rất khó xác định do không điển hình và dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng các bệnh khác. Việc phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời và liên tục sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, bệnh lý võng mạc, bệnh lý thận gây suy thận, bệnh lý mạch máu ngoại vi dẫn đến đoạn chi và các biến chứng nghiêm trọng khác từ bệnh đái tháo đường.
Sau đây, là 10 dấu hiệu phát hiện sớm bệnh đái tháo đường:
- Thường xuyên khát nước và uống nước nhiều:
Bạn sẽ cảm thấy khát nước nhiều hơn bình thường. Tuy nhiên, cần phân biệt với tình trạng khát nước uống nhiều nước do mất nước, nóng nực.
- Đi tiểu nhiều lần và lượng nước tiểu tăng nhiều:
Nếu bạn đi tiểu nhiều cùng với lượng nước tiểu nhiều hơn bình thường đó có thể là dấu hiệu sớm nghĩ đến bệnh đái tháo đường.
- Mệt mỏi thường xuyên:
Do cơ thể thiếu insulin, glucose sẽ không được chuyển hóa thành năng lượng nuôi dưỡng cơ thể. Mặt khác, là do mất nhiều năng lượng để đào thải glucose qua đường tiểu nên dẫn đến sự mệt mỏi quá mức của cơ thể.
- Ăn nhiều nhưng cân nặng giảm sút:
Người bị tiểu đường tăng cao, cơ thể không tiết ra insulin để chuyển hóa năng lượng được nên chất béo sẽ là nguồn thay thế để sử dụng tạo ra năng lượng cho cơ thể. Điều này dẫn đến sụt cân đột ngột.
- Tầm nhìn giảm sút:
Thị lực của bạn không còn rõ như trước, hình ảnh mờ nhạt dần, nhòe không rõ.
- Viêm nướu:
Khi bạn mắc bệnh tiểu đường, hệ thống miễn dịch sẽ bị tổn thương, khiến cho cơ thể yếu đi và không còn khả năng chống lại vi khuẩn tấn công.
Chỉ số đường huyết cao dễ bị viêm nướu
- Xuất hiện nhiều vết thâm nám:
Sức khỏe làn da bị ảnh hưởng khi mắc phải bệnh tiểu đường, trên da sẽ xuất hiện nhiều vết thâm sẫm màu ở một số vùng, đặc biệt là ở những nơi có nếp nhăn hoặc nếp gấp da.
- Vết thương lâu lành hơn bình thường:
Hệ thống miễn dịch của cơ thể bị tổn thương, tổn thương lòng mạch, tắc mạch máu hoại tử cơ quan bộ phận, vì thế dẫn đến việc các vết thương ngoài da khó lành, đôi khi nghiêm trọng hơn sẽ dẫn đến hoại tử nhiễm trùng.
- Tê, ngứa các đầu chi:
Đây là triệu chứng tê ngứa hay cảm giác nóng rát, tê rần ở tay chân đặc biệt là ngón tay ngón chân.
- Rối loạn cương dương:
Tình trạng thất bại thường xuyên trong quan hệ vợ chồng đến từ nguyên nhân do đường trong máu cao kéo dài mất kiểm soát.
4. Phương pháp để duy trì chỉ số đường huyết
Hướng dẫn cách thử tiểu đường tại nhà:
Các bước kiểm tra tiểu đường bằng máy đo chỉ số đường huyết:
- Rửa kỹ và làm khô tay sau sát trùng. Nếu không, kết quả sẽ không đúng.
- Xem thời hạn dùng và mã code của que thử nghiệm.
- Lắp dụng cụ hút máu vào máy và tiến hành thử máu.
- Lưu ý, sau khi đã có đủ dụng cụ cần dùng, việc giữ lại sẽ gây oxy hoá.
- Nhỏ một giọt máu lên que đo và đưa nó vào máy kiểm tra để thấy được hàm lượng glucose trong máu.
- Ghi sổ kết quả xét nghiệm và sẵn sàng trao đổi với bệnh nhân (nếu cần thiết) .
- Dựa trên kết quả xét nghiệm người bệnh cũng cần thay đổi khẩu phần ăn, tập luyện hoặc thuốc điều trị.
- Tần suất đo đường huyết tại giường đối với người bệnh tiểu đường.
- Nếu người bệnh sử dụng insulin nhiều hơn một lần mỗi ngày hoặc dùng máy tiêm insulin thì bác sĩ sẽ khuyên đo nồng độ glucose trong máu ít nhất 3 lần mỗi ngày.
Ngoài ra, bạn cần thử tiểu đường tại bệnh viện nếu là một trong các trường hợp sau:
Bệnh tiểu đường loại 1: thử tiểu đường ít nhất 3 lần/ngày
Bệnh tiểu đường loại 2: kiểm tra trước khi ăn sáng, trưa, chiều và sau bữa tối 1-2 giờ; trước khi đi vệ sinh nếu nghi có hạ đường huyết.
Cách kiểm tra chỉ số đường huyết tại nhà
Để duy trì chỉ số đường huyết cần:
- Thường xuyên theo dõi chỉ số đường huyết
- Nếu phải uống thuốc cần tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ nhằm tránh những tác dụng phụ không mong muốn, uống thuốc đều đặn, tuân theo lộ trình điều trị của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý thay đổi liều lượng mà không có sự đồng ý của bác sĩ.
- Chế độ ăn uống hợp lý, cân đối
- Những loại thực phẩm có chứa đường cao hấp thụ nhanh, nghĩa là lượng đường trong máu sẽ tăng nhanh nhưng đồng thời cũng giảm nhanh
- Những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp thì lượng glucose trong máu sẽ tăng lên từ từ và giảm một cách chậm rãi, giúp cho bệnh nhân bị tiểu đường kiểm soát chỉ số đường huyết một cách an toàn
- Thường xuyên luyện tập thể dục, lựa chọn hình thức luyện tập phù hợp với sức khỏe. Lưu ý cần kiểm tra chỉ số đường huyết, huyết áp, tim mạch trước khi tập.
- Luôn giữ tinh thần lạc quan, thoải mái...
Luôn giữ tinh thần lạc quan, thoải mái sẽ góp phần hỗ trợ cân bằng đường huyết
Duy trì chỉ số đường huyết ở mức an toàn bằng một chế độ ăn uống khoa học, tích cực vận động và sử dụng thuốc nếu cần thiết là chìa khóa để phòng ngừa và giảm tác hại của bệnh đái tháo đường đối với cơ thể. Bệnh đái tháo đường là hoàn toàn có thể phòng ngừa được.Theo đó, các bạn cần phải kiểm tra đường huyết thường xuyên để phát hiện và chữa trị kịp thời và hiệu quả.
Cùng tìm hiểu về nhịp tim và huyết áp
Tìm hiểu thêm về tăng huyết áp
Chia sẻ thêm về tăng huyết áp
Đọc và hiểu thêm về điều trị tiểu đường thai kỳ
Như thế nào là chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp
Xem thêm cơn đau thắt ngưc
Xem thêm về thức ăn dành cho người tiểu đường
Tìm hiểu thêm phối hợp thuốc huyết áp