Hầu hết người bị bệnh đái tháo đường luôn thắc mắc là làm sao theo dõi mức đường huyết (hay còn gọi là glucose máu) của bản thân thường xuyên tại nhà mà không cần đến bệnh viện kiểm tra. Cách thử tiểu đường tại nhà hoàn toàn có thể thực hiện được bằng bộ dụng cụ gọi là máy đo glucose máu cá nhân.
Cách thử tiểu đường tại nhà, bạn đã biết?
Hãy cùng mình tìm hiểu về các cách thử tiểu đường tại nhà qua những thông tin ở bài viết dưới đây nhé.
Sơ lược về bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là căn bệnh mãn tính liên quan đến hormon insulin sản xuất ở tuyến tụy. Bệnh xảy ra khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin cần thiết cho cơ thể; hoặc tế bào mất khả năng sử dụng insulin có sẵn trong cơ thể. Insulin có vai trò như một chiếc chìa khóa thần kỳ, giúp các tế bào hấp thu glucose trong máu và chuyển hóa thành năng lượng cho hoạt động hằng ngày.
Khi mắc bệnh đái tháo đường, cơ thể không sử dụng được glucose sẽ gây tích lũy chất này trong máu. Điều này dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Đặc biệt, tế bào thần kinh và hệ thống động mạch là hai bộ phận bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Có mấy loại tiểu đường?
Cùng tìm hiểu các loại bệnh tiểu đường để biết cách thử tiểu đường tại nhà chính xác, phù hợp. Có 3 loại tiểu đường thông dụng, đó là:
- Tiểu đường type 1: Thường xuất hiện ở trẻ em, nguyên nhân do cơ thể không sản xuất đủ insulin.
- Tiểu đường type 2: Chiếm 80% các ca bệnh tiểu đường, thường liên quan đến bệnh béo phì.
- Tiểu đường thai kỳ: Thường xảy ra ở phụ nữ mang thai, và kết thúc sau khi sinh con.
Hướng dẫn cách thử tiểu đường tại nhà đơn giản
Các bước thử tiểu đường
- Rửa sạch và lau khô tay sau sát khuẩn. Nếu không, kết quả sẽ không chính xác.
- Xem hạn sử dụng và mã code của que thử. Lắp kim lấy máu vào bút, thực hiện lấy máu. Lưu ý, sau khi đã chuẩn bị đầy đủ dụng cụ phải thực hiện ngay, tránh để lâu dễ bị oxy hóa.
- Nhỏ một giọt máu lên que thử, đặt que vào máy đo và xem hiển thị lượng đường trong máu.
- Ghi lại kết quả xét nghiệm để có thể chia sẻ với bác sĩ (nếu cần).
- Dựa trên kết quả, người bệnh cũng có thể điều chỉnh chế độ ăn uống, tập thể dục hoặc thuốc uống.
Tần suất kiểm tra
Căn cứ vào tình trạng bệnh của mỗi người, bác sĩ khoa Nội tiết – Đái tháo đường sẽ khuyên nên thực hiện thử tiểu đường tại nhà với tần suất và thời gian tương ứng. Nếu người bệnh sử dụng insulin nhiều hơn một lần mỗi ngày hoặc sử dụng máy tiêm insulin, bác sĩ sẽ khuyên kiểm tra lượng đường trong máu ít nhất 3 lần mỗi ngày.
- Bệnh tiểu đường loại 1: thử tiểu đường ít nhất 3 lần/ngày
- Bệnh tiểu đường loại 2: kiểm tra trước khi ăn sáng, trưa, chiều và sau bữa ăn 1-2 giờ; trước khi đi ngủ hay nghi ngờ có hạ đường huyết.
- Tiền tiểu đường hoặc nghi ngờ các triệu chứng của bệnh tiểu đường.
Những điều cần lưu ý với cách thử tiểu đường tại nhà
- Bạn phải luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định tự kiểm tra glucose máu tại nhà. Bác sĩ sẽ cho bạn chỉ định, hướng dẫn cần thiết và chính xác nhất
- Nếu sử dụng cách thử tiểu đường tại nhà thì nên ghi chép lại thời gian, kết quả và những thông tin liên quan để có thể dễ dàng so sánh, theo dõi mức glucose máu của bản thân. Đồng thời làm cơ sở để bác sĩ theo dõi và đánh giá tiến trình điều trị bệnh của bạn.
- Không cần thiết phải kiểm tra liên tục trong ngày, cái cần quan tâm là phải đo theo lịch định kỳ.
- Máy đo và que thử phải khớp mã vạch. Nếu không khớp, bạn phải liên hệ điểm bán, chuyên viên để được tư vấn, thay đổi.
- Luân phiên lấy máu ở các đầu ngón tay chứ không đo liên tục trên cùng một ngón. Nếu bạn cảm thấy đau nhức ở đầu ngón tay thì nên ngưng lấy máu ở ngón đó.
- Tuyệt đối không tái sử dụng các loại que thử, kim lấy máu. Việc này vừa tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, vừa làm sai lệch kết quả đo.
Đo đường huyết bằng máy đo là một cách thử tiểu đường tại nhà đơn giản và dễ thực hiện. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần tuân thủ một số lưu ý để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như có được kết quả đo chính xác.
___________________________________________________________
Cùng tìm hiểu về nhịp tim và huyết áp
Tìm hiểu thêm về tăng huyết áp
Chia sẻ thêm về tăng huyết áp
Đọc và hiểu thêm về điều trị tiểu đường thai kỳ
Như thế nào là chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp
Xem thêm cơn đau thắt ngưc
Xem thêm về thức ăn dành cho người tiểu đường
Tìm hiểu thêm phối hợp thuốc huyết áp