Hb và HbA1C khác nhau như thế nào?

Hb và HbA1C là 2 thông số được sử dụng thường xuyên khi đi khám chữa bệnh. Chỉ số Hb giúp đánh giá tình trạng có hay không có thiếu máu và nếu có thiếu máu thì ở mức độ nào. Chỉ số HbA1C thì phản ánh nồng độ đường (glucose) máu trung bình trong khoảng thời gian 2-3 tháng trước đó, được sử dụng để chẩn đoán đái tháo đường ở người không mang thai và theo dõi tình trạng kiểm soát đường máu ở người bệnh đái tháo đường.

1. Hb là gì?

Hb là viết tắt của Hemoglobin (thường hay được gọi là Huyết sắc tố), là một dạng Protein nằm trong tế bào hồng cầu có nhiệm vụ vận chuyển oxy, theo vòng tuần hoàn Hb trong hồng cầu đem oxy từ phổi đến khắp các mô và cơ quan trong cơ thể.

Trong xét nghiệm máu thì Hb là 1 thành phần trong xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, được sử dụng để đánh giá tình trạng có hay không có thiếu máu và nếu thiếu máu thì ở mức độ nào.

Những loại Hemoglobin bình thường phổ biến, Hemoglobin đã được phát hiện có hơn 1000 biến thể. Tuy nhiên các loại Hb bình thường phổ biến gồm:

  • Hemoglobin A (HbA): là loại thường gặp ở người trưởng thành.
  • Hemoglobin F (HbF- Fetal hemoglobin – hemoglobin thai nhi) loại này được tìm thấy trong thai nhi và trẻ sơ sinh. Trong một vài chứng bệnh như hồng cầu hình liềm, thiếu máu bất sản, bệnh bạch cầu, bệnh nhân có nhiều loại Hemoglobin bất thường trong máu và lượng Hemoglobin F tăng cao.
  • Hemoglobin A2 (HbA2): là loại Hb bình thường, tồn tại với một lượng nhỏ ở người trưởng thành.


Trong những trường hợp bệnh lý, Hb còn được tìm thấy tồn tại ở các dạng biến thể khác, ví dụ như HbS, HbA, HbE, HbD.


Hemoglobin

2. HbA1C là gì?

HbA1C (Hemoglobin A1C) là một phân nhóm của HbA1, trong đó valin có chuỗi N-terminal Val) của phân tử hemoglobin này phản ứng với glucose thông qua phản ứng glycosyl hóa không cần enzym xúc tác và không thuận nghịch để tạo nên sản phẩm amadori và được gọi là HbA1C bị glycosyl hóa (hay HbA1C).

Điều này có nghĩa là khi glucose đã gắn vào hemoglobin thì sẽ không tách ra nữa mà tồn tại ở dạng glycosyl này trong hồng cầu trong suốt đời sống hồng cầu. Tuổi thọ trung bình của hồng cầu là 120 ngày, nên giá trị đo HbA1C phản ánh nồng độ trung bình của glucose máu hàng ngày trong khoảng 2 đến 3 tháng trước đó.

Chính vì vậy, HbA1C được sử dụng là một xét nghiệm hữu ích, cung cấp thông tin (chỉ báo) việc kiểm soát đường huyết tốt hơn nhiều so với giá trị của xét nghiệm định lượng glucose trong máu hoặc nước tiểu trong sàng lọc chẩn đoán đái tháo đường và mục tiêu trong đánh giá kiểm soát đường máu ở người bệnh tiểu đường.

Mẫu máu để xét nghiệm HbA1C có thể lấy vào bất kỳ thời gian nào trong ngày và không cần phải nhịn ăn Hba1c
Tại sao cần phải kiểm soát chỉ số HbA1c một cách hiệu quả?

Chỉ số HbA1c phản ánh việc quản lý đường máu của bệnh nhân liên tục suốt 3 tháng làm cả bệnh nhân và bác sĩ đều có kế hoạch theo dõi tốt. Ngoài ra HbA1c có ý nghĩa phát hiện cũng như tầm soát kịp thời bệnh đái tháo đường.

Đối với bệnh nhân tiểu đường, chỉ số HbA1c <6.5% có nghĩa đường máu của bạn đang được quản lý tốt, điều này có nghĩa là làm giảm và ngăn chặn việc xuất hiện những biến chứng ở mắt, thận, tim mạch và não mà bệnh tiểu đường tạo nên.

Trang web về chăm sóc y tế của Thư viện Quốc gia Hoa Kỳ " MedlinePlus " đã chỉ ra rằng xét nghiệm hemoglobin A1c (HbA1c) , đo lường nồng độ glucose trong máu cộng với hemoglobin, sẽ có thể dùng nhằm chẩn đoán bệnh tiểu đường loại II, tiền tiểu đường hay những chỉ số để người mắc bệnh tiểu đường duy trì ổn định đường huyết. Chỉ số trên sẽ phản ánh tình trạng dung nạp glucose của bạn ít nhất trong 3 tháng giúp bệnh nhân và bác sĩ có hướng chữa trị tiếp theo.

Phần lớn lượng đường được cung cấp cho cơ thể thông qua thực phẩm mỗi ngày. Vì vậy muốn duy trì chỉ số HbA1c bệnh nhân nên có một thực đơn dinh dưỡng hợp lý cùng với tập thể dục đều đặn. Ngoài ra, bệnh nhân đã bị đái tháo đường nên có hỗ trợ dinh dưỡng từ bác sĩ nhằm giữ chỉ số HbA1c ổn định.



Đối tượng có nguy cơ dễ dẫn đến chỉ số HbA1c cao.

Hiện nay, số người bị bệnh tiểu đường ở nước ta ngày càng tăng thêm. Dưới đây là các nhóm người có nguy cơ chỉ số HbA1c cao và bị bệnh tiểu đường cao, cụ thể:

  • Tuổi càng ngày càng cao;
  • Tiền sử gia đình bị mắc đái tháo đường;
  • Phụ nữ sau đẻ: sinh con to hơn 4kg trở lên và người phụ nữ đã bị mắc tiểu đường thai kỳ;
  • Người mẹ béo phì: Béo phì gây nên nhạy cảm insulin, đề kháng insulin có thể dẫn đến sản xuất vượt mức insulin. Tiết insulin quá nhiều không thể sử dụng được thời gian dài cuối cùng các tế bào tuyến tụy sẽ dần suy yếu và thoái hoá, sinh nên bệnh tiểu đường;
  • Chế độ ăn chứa nhiều chất béo và carbohydrate: Nếu dung nạp quá nhiều đường và tinh bột từ khẩu phần ăn hàng ngày, cơ thể sẽ khó hấp thụ một cách tự nhiên. Lượng tinh bột dư thừa không thể nào chuyển hoá hết, lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn chức năng gan. Trên lâm sàng, nhóm người thực hiện chế độ ăn nhạt mỗi ngày và ăn giảm tinh bột kiểm soát tốt chỉ số HbA1c.


Chỉ số HbA1c bao nhiêu là an toàn?

Chỉ số HbA1c chuẩn theo các hiệp hội y tế là:

  • Chỉ số HbA1c an toàn là nằm ở mức: 5% đến 5.5%
  • Chỉ số HbA1c từ 5.6% - 6.4% được xác định là ở giai đoạn tiền tiểu đường, có khả năng cao phát triển nên bệnh tiểu đường type 2 trong vòng 5 năm
  • Với chỉ số HbA1c lớn hơn hoặc ở mức 6,5 % được xác định bị bệnh đái tháo đường




Mục tiêu của chỉ số HbA1c đối với các bệnh nhân.

Đối với bệnh nhân tiểu đường là ≤ 6.5%

Mục tiêu nhỏ hơn hoặc bằng 6.5% dành cho cả người lớn mới có chẩn đoán đái tháo đường, bệnh nhân không bị các cơn hạ đường huyết

Mục tiêu HbA1c là 7% đối với bệnh nhân là người lớn cao niên

Mục tiêu HbA1c là 7.5% cho người từ 0 - 18 tuổi mắc bệnh đái tháo đường, trẻ dưới 6 tuổi sẽ không phát hiện được dấu hiệu hạ đường huyết

Mục tiêu HbA1C 8% dành cho nhóm người đã bị hạ đường huyết nặng, hoặc người sinh sống với bệnh tiểu đường nhiều năm, đã lớn tuổi và có các bệnh khác kèm.

Xét nghiệm HbA1c là phương pháp hay nhất giúp kiểm tra chỉ số đường huyết trong cơ thể. Nhờ thế mà có thể sớm phát hiện ra bệnh tiểu đường. Không dành cho riêng người có bệnh mà ngay cả với người khoẻ mạnh cũng cần xét nghiệm nhằm phát hiện ra bệnh.



Cùng tìm hiểu về nhịp tim và huyết áp
Tìm hiểu thêm về tăng huyết áp
Chia sẻ thêm về tăng huyết áp
Đọc và hiểu thêm về điều trị tiểu đường thai kỳ
Như thế nào là chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp
Xem thêm cơn đau thắt ngưc
Xem thêm về thức ăn dành cho người tiểu đường
Tìm hiểu thêm phối hợp thuốc huyết áp

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn