Guest talk about - Tiết lộ nguyên nhân cơ thể 'bốc mùi' ngay cả sau khi tắm

Về Guest post (guest posting hay guest blogging) là một bài đăng trên website hay blog của cá nhân hay doanh nghiệp khác, thường là trong cùng lĩnh vực. Nhằm xây dựng mối quan hệ, tăng độ phủ thương hiệu, authority và tăng các backlink chất lượng (đa số là Dofollow) trỏ về website của bạn.

Guest posts (or guest posting) is publishing and article on someone else’s website. And people do this so they can get more brand awareness and traffic back to their own website (also known as referral traffic).


Mùi Hôi Và Sự Khó Chịu

Nội tiết tố, thức ăn cay, căng thẳng hay tập thể dục quá mức có thể là những lý do khiến bạn không thể loại bỏ mùi hôi của cơ thể ngay cả sau khi tắm.



Rất nhiều người vẫn có mùi hôi cơ thể dù đã tắm rửa rất sạch sẽ bằng xà phòng. Ảnh: Healthshots.

Chúng ta ai cũng đổ mồ hôi nhưng không phải ai cũng "bốc mùi". Một số người bị làm phiền bởi mùi cơ thể khó chịu mạn tính. Thông thường, việc xịt nước hoa lên người và ngâm mình trong bồn tắm với sữa tắm có thể khiến bạn có mùi thơm dễ chịu hơn. Tuy nhiên, ngay cả sau khi tắm, nhiều người vẫn không thể loại bỏ mùi cơ thể. Điều này là do đâu?

Chia sẻ với Healthshots, tiến sĩ Pramod Kumar, chuyên gia tư vấn da liễu, Bệnh viện KMC, Mangalore (Ấn Độ), đưa ra chi tiết về nguyên nhân đằng sau mùi cơ thể mạn tính ngay cả sau khi tắm và cách loại bỏ nó.

Nguyên nhân

Tiến sĩ Kumar cho biết mùi cơ thể là thuật ngữ rộng để chỉ nhiều loại mùi phát ra từ cơ thể của một người. Cơ thể sản xuất một số chất cần thiết cho các chức năng cơ thể bình thường. Những chất này có thể trở nên có mùi hôi khi vượt quá hoặc khi bị tác động bởi các nguồn bên ngoài.

Chuyên gia này cũng cho hay mồ hôi không có mùi, nhưng khi bị vi khuẩn trên da phân hủy, lại có thể có mùi. Dưới đây là những nguyên nhân chính gây ra mùi cơ thể mạn tính.

Nội tiết tố

Đổ mồ hôi quá nhiều và mùi cơ thể có thể do sự dao động nội tiết tố gây ra. Theo bác sĩ Kumar, mùi cơ thể dễ nhận thấy hơn ở giai đoạn dậy thì, mang thai, tiền mãn kinh hoặc mãn kinh do hoạt động của nội tiết tố và tuyến mồ hôi tăng lên.

Trong giai đoạn này, phụ nữ trải qua những cơn bốc hỏa và đổ mồ hôi ban đêm, làm tăng tiết mồ hôi và có mùi.

Một số bệnh lý

Bất kỳ nguyên nhân nào gây đổ mồ hôi quá nhiều đều làm tăng khả năng cơ thể có mùi. Đổ mồ hôi cũng có thể do một số bệnh và tình trạng y tế, chẳng hạn tiểu đường, béo phì, tuyến giáp, bệnh thận, bệnh gan, bệnh truyền nhiễm và bệnh gút, có thể dẫn đến tăng mùi cơ thể.

Nếu nhận thấy mùi cơ thể thay đổi đột ngột, bạn nên kiểm tra các triệu chứng khác của những bệnh này và hỏi ý kiến bác sĩ.

Thức ăn cay

Theo tiến sĩ Kumar, chế độ ăn uống quá nhiều thực phẩm cay, hành, tỏi, rượu và caffeine cũng có thể gây ra mồ hôi có mùi hôi. Trên thực tế, việc tăng tiêu thụ protein có thể dẫn đến tăng mùi cơ thể.

Căng thẳng

Mùi cơ thể thường gặp ở những người hay lo lắng, hồi hộp, căng thẳng. Nếu bạn có mùi lạ, có lẽ cơ thể bạn đang bị căng thẳng rất nhiều.

Các nguyên nhân khác

Bên cạnh những yếu tố chính trên, thời tiết nóng, thói quen tập thể dục khắc nghiệt, uống rượu thường xuyên, không thay đồ lót và áo ngực hàng ngày, mặc quần áo tổng hợp và hấp thụ nhiều đường đều có thể góp phần gây ra mùi cơ thể.



Ăn nhiều thực phẩm cay cũng là một yếu tố góp phần tăng mùi hôi cơ thể. Ảnh: Freepik.

Mẹo khử mùi cơ thể

Giữ gìn vệ sinh

Vệ sinh cơ thể đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát mùi cơ thể. Tắm hàng ngày hoặc tắm bằng xà phòng diệt khuẩn để giữ cho cơ thể bạn luôn sạch sẽ và tươi mát. Điều này sẽ giúp loại bỏ mùi khó chịu.

Cạo lông vùng dưới cánh tay

Bạn cần đặc biệt chú ý đến những vùng nhiều mồ hôi, nhiều lông như nách, bẹn. Cạo những vùng này giúp mồ hôi bay hơi nhanh hơn, ngăn vi khuẩn hoạt động trên mồ hôi.

Tránh mặc quần áo tổng hợp

Tránh mặc quần áo tổng hợp, ngăn mồ hôi bay hơi đúng cách và có thể thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn, dẫn đến mùi cơ thể.

Sử dụng chất chống mồ hôi

Chất chống mồ hôi và chất khử mùi làm giảm tiết mồ hôi bằng cách làm cho cơ thể bạn ít thuận lợi hơn cho sự phát triển của vi khuẩn và bằng cách ngăn chặn các tuyến mồ hôi. Bạn nên sử dụng chúng 2 lần/ngày.

Thay và giặt quần áo thường xuyên

Tránh mặc lại quần áo chưa giặt. Ngoài ra, bạn hãy chắc chắn chất tẩy rửa và xà phòng đã được xả sạch hoàn toàn khỏi quần áo.

Cơ chế gây mùi

Hành và tỏi chứa hợp chất lưu huỳnh hữu cơ dễ bay hơi và tinh dầu, chúng tạo ra mùi đặc trưng cho 2 gia vị này.

Tỏi chứa allicin, chất tạo mùi, có tác dụng bảo vệ phần củ khỏi mầm bệnh và sâu bệnh. Allicin có thể thấm qua màng tế bào hoặc đi vào trong máu, sau đó được bài tiết ra khỏi cơ thể thông tuyến mồ hôi apocrine ở vùng nách, vùng quanh sinh dục và vùng chân. Khi kết hợp với với mùi mồ hôi, chất này làm cho mùi hôi vùng dưới cánh tay nồng nặc hơn.

Đối với hành, chúng chứa nhiều chất S-oxit propanethial và allinase, có chức năng tạo mùi hắc nhẹ. Khi vào trong dạ dày, các chất này sẽ gây phản ứng hóa học với dịch tiết tiêu hóa để giải phóng gốc lưu huỳnh tự do.

Đồng thời, các thành phần còn lại trong hành được biến đổi thành hợp chất AMS (Allyl methyl sulphide). Khi xuống đến ruột già, AMS sẽ nhanh chóng thấm một phần vào máu, lưu thông khắp cơ thể, sau đó cũng được bài tiết ra các tuyến mồ hôi ở vùng nách, vùng kín và vùng chân. Từ đó, các vùng này phát ra mùi hơi nồng của lưu huỳnh.



Hành và tỏi đều chứa những chất tạo ra mùi hương đặc trưng. Ảnh: internet

Cách ngăn ngừa mùi hôi cơ thể

Các chất trong hành, tỏi sẽ không được lưu giữ lâu trong cơ thể và mức độ mùi hôi sẽ phụ thuộc vào số lượng chúng ta ăn trước đó. Nếu ăn với số lượng nhỏ, mùi sẽ ít hoặc không có. Trái lại, nếu ăn hành tỏi với số lượng lớn, mùi có thể kéo dài 3-4 giờ sau khi ăn.

Ngoài ra, việc ăn hành, tỏi kết hợp với một số thực phẩm và gia vị có tính chất tạo mùi khác như mắm, giấm, đồ uống có cồn, thực phẩm giàu đạm, mít, sầu riêng, thực phẩm nhiều dầu mỡ… có thể khiến hành, tỏi giải phóng nhiều gốc lưu huỳnh hơn khi gặp dịch tiết của dạ dày và gây gia tăng mùi mồ hôi.

Trái lại, một số loại thực phẩm có thể giúp giảm mùi cơ thể như thịt gà, cá, dưa hấu, chuối, nho, cam...

Với người có mùi hôi cơ thể, đặc biệt là hôi nách, việc giữ vệ sinh cá nhân hàng ngày rất quan trọng. Nếu tiết nhiều mồ hôi sau khi vận động, thậm chí làm ướt quần áo, bạn cần phải thay quần áo ngay để tránh vi khuẩn phát triển. Ngoài ra, người bị hôi nách có thể sử dụng các sản phẩm lăn khử mùi, ngăn tiết mồ hôi để cải thiện tình trạng hôi nách.

Mặc dù hành, tỏi chỉ là yếu tố khiến mùi hôi nách nặng hơn, người bị hôi nách cần hạn chế ăn hai gia vị này, chỉ nên tiêu thụ 2-3 tép khô mỗi lần hoặc có thể sử dụng hành, tỏi qua chế biến để tránh làm mùi cơ thể khó chịu hơn.


Có khi bạn sẽ quan tâm :

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn